DTLSVH Đình làng Thúy Dĩnh tổ chức lễ hội truyền thống lần II

Trong không khí vui chung của toàn Đảng, toàn dân ta trên khắp mọi miền của đất nước tưng bừng phấn khởi mừng Đảng quang vinh 94 mùa xuân, mừng Xuân Giáp Thìn, mừng Lễ hội Di tích LSVH, nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu Di tích LSVH Đình Làng Thúy Dĩnh - xã Giao Châu, theo Quy chế hoạt động của khu Di tích và Truyền thống văn hóa Tâm linh ở địa phương; được sự quan tâm và cho phép của UBND huyện Giao Thủy, Phòng Văn hóa Thông tin huyện tại Công văn số 23 ngày 13/01/2023 và Quyết định số 08 ngày 16/01/2023 của UBND xã Giao Châu về việc tổ chức Lễ hội truyền thống lần thứ II Di tích LSVH Đình Đình làng Thúy Dĩnh - xã Giao Châu - Xuân Giáp Thìn 2024.

anh tin bai

Ông Lê Xuân Khôi- Trưởng BQL di tích lịch sử văn hóa Đình làng Thúy Dĩnh đọc diễn văn khai mạc

Hôm nay, ngày 25/02/2024 (Tức ngày 16/Giêng/Giáp Thìn), theo chương trình của Lễ hội, giờ đây các tầng lớp nhân dân thôn Thúy Dĩnh đã hội tụ đông vui, trang trọng. Trong giờ khai mạc Lễ hội kỷ niệm và Lễ rước truyền thống.Về dự buổi lễ có sự hiện diện của các quý vị đại biểu, các bậc kỳ lão cao niên, quý vị đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân của thôn Thúy Dĩnh, các vị đại biểu đại diện các dòng họ lân khu, bà con anh, chị em người con quê hương công tác xa gần đã hướng tâm về Khu di tích lịch sử văn hóa Đình làng Thúy Dĩnh.

anh tin bai

Ông Lê Thành Viên- Phó BQLDT, Trưởng Ban Khánh tiết đình làng Thúy Dĩnh khai mạc lễ hội

Di tích LSVH Đình Làng Thúy Dĩnh - xã Giao Châu đã được cấp bằng Di tích cấp Tỉnh từ năm 2014; đến nay đã qua 10 năm, thực hiện Luật Di sản văn hóa trong việc gìn giữ phát huy truyền thống của khu Di tích. UBND xã, Ban Quản lý Di tích địa phương tổ chức Lễ hội truyền thống lần thứ II kỷ niệm 10 năm đón Bằng công nhận Di tích LSVH nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024. Lễ hội truyền thống là nhằm ôn lại những giá trị Lịch sử văn hóa của địa phương lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân, để không ngừng gìn giữ và phát huy những giá trị Lịch sử văn hóa tâm linh của các bậc tiền nhân đã về xây dựng làng xã quê nhà.

Thuý Dĩnh trước kia là trại thuộc tổng Hoành Thu, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, nay là thôn Thúy Dĩnh, xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Nhân dân làng tôn sùng xây dựng đền thờ Đức Triệu Quang Phục, Đế hiệu Triệu Việt Vượng, làm thần thành hoàng của làng, thờ hai vị đại Vương: tả Đô Đài, Hữu Đô Đài cùng tiên tổ các dòng họ trong làng.

          Khi xây dựng Đình làng Thúy Dĩnh người dân trong làng đã đến xã Độc Bộ thuộc huyện Đại An (nay là huyện Nghĩa Hưng) tỉnh Nam Định xin chân nhang sao chép lại Ngọc Phả của Đền để về làng thờ phụng.

          Từ đó đến nay Đức thành hoàng làng cùng các chư vị thần linh bản xứ và tiên tổ các dòng họ luôn phù trợ dân làng bình yên làm ăn thịnh vượng đinh tài vượng tiến, Phúc Lộc gia tăng.

Các đời vua từ trước đã cấp sắc cho dân làng thờ phụng sáu lần.

          Lần thứ Nhất: Đời Vua Tự Đức năm 1853

          Lần thứ Hai: Đời Vua Tự Đức năm 1880

          Lần thứ Ba: Đời Vua Đồng Khánh năm 1887

          Lần thứ Bốn: Đời Vua Duy Tân năm 1909

          Lần thứ Năm: Đời Vua Khải Định năm 1917

          Lần thứ sáu: Đời Vua Khải Định năm 1924

Đình làng Thúy Dĩnh đã trở thành địa điểm ghi nhiều sự kiện quan trọng của địa phương, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn 2 năm 4 tháng (tháng 10 năm 1949 đến tháng 2 năm 1952).

Đình làng Thúy Dĩnh là nơi hoạt động bí mật của cán bộ cách mạng về hoạt động và chỉ đạo kháng chiến. Đình là nơi tập kết, tích trữ và bảo quản lương thực, thực phẩmđể phục vụ kháng chiến.

Công trình Đình làng Thúy Dĩnh được cấu trúc với nhiều hạng mục hình vòm tiêu biểu cho phong cách vùng biển. Tại Đình làng còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị thể hiện sự bảo tồn những di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại.

Từ Cách mạng Tháng tám đến nay, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, dân tộc ta đã hoàn toàn được tự do. Toàn dân ta phấn khởi đi vào xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân làng ngày càng tăng tiến phồn thịnh, việc thờ cúng thần linh vẫn được tôn sùng mãi mãi.

anh tin bai

Tiết mục trống hội khai mạc lễ hội Di tích LSVH Đình làng Thúy Dĩnh

Với ý nghĩa và giá trị Lịch sử Văn hóa của Đình làng Thúy Dĩnh trong những năm qua các tầng lớp nhân dân thôn làng, quý Phật tử xa gần, con em của quê hương ở khắp mọi miền tổ quốc đã phát tâm ủng hộ Công đức để trùng tu, tôn tạo hoàn thiện các hạng mục như; Sơn thiếp đồ thờ tự, nát nền mở rộng sân đình, kè bờ ao đình, xây nhà khách, xây cổng và tường bao quanh khuôn viên đình với trị giá trên 400 triệu đồng tọa cho cảnh quan khu Di tích Đình làng ngày một khang trang, đẹp đẽ, xứng tầm với phong trào xây dựng Nông thôn mới của xã nhà hiện nay. Nhân dịp này, thay mặt cho Ban tổ chức Lễ hội, Ban quản lý Di tích LSVH Đình Đình làng Thúy Dĩnh, xã Giao Châu xin liệt nhiệt biểu dương và ghi nhận tấm lòng công đức của các tầng lớp nhân dân địa phương. Đề nghị Lễ hội nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận.

anh tin bai

Đội múa xóm Minh Tân tại đêm giao lưu văn nghệ chào mừng lễ hội

anh tin bai

Hình ảnh đoàn rước tại lễ hội

Lễ hội truyền thống Di tịch LSVH đúng là ngày hội tăng cường sự giao lưu đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong làng ngoài xã, hội tụ các Dòng họ, nhân dân các khu dân cư; sự đoàn kết các tôn giáo trong làng xã, để cùng tri ân các bậc Thủy Tổ, các bậc hiệu vị Thành Hoàng Làng, để không ngừng gìn giữ, phát huy những giá trị Lịch sử Văn hóa để lưu truyền giáo dục cho các thế hệ mai sau của quê hương.

Nguyễn Huyền- Văn hóa xã


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1